Như Thanh Niênđã đưa tin,ụánVạnThịnhPhátĐãcócựucánbộbịkhởitốwellbet Viện KSND tối cao mới đây đã ban hành cáo trạng truy tố 86 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan.
23 cựu cán bộ bị khởi tố gồm những ai?
Trong vòng 10 năm, từ 2012 - 2022, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm đã "rút ruột" của SCB hơn 1 triệu tỉ đồng, tổng dư nợ gốc không thể thu hồi tính đến thời điểm khởi tố vụ án là hơn 677.000 tỉ đồng.
Bà Trương Mỹ Lan bị truy tố cùng lúc 3 tội danh: tham ô tài sản, đưa hối lộ và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Trong đó, bà Lan bị cáo buộc tham ô tài sản hơn 304.000 tỉ đồng của SCB. Đây là số tiền chiếm đoạt lớn nhất từ trước đến nay ở một vụ án tham nhũng, nhất là tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước.
Phi vụ hối lộ 5,2 triệu USD để bưng bít sai phạm của bà Trương Mỹ Lan
Bà Lan còn bị cáo buộc hối lộ 5,2 triệu USD (tương đương 118 tỉ đồng) cho trưởng đoàn thanh tra tại SCB, nhằm bưng bít các sai phạm của ngân hàng này. Đây cũng là số tiền đưa hối lộ cho một cá nhân nhiều nhất từ trước đến nay.
Đáng chú ý, tại cuộc họp báo hồi tháng 11, Ban Nội chính T.Ư cho biết, vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và SCB là điển hình cho sai phạm trong lĩnh vực ngân hàng, dùng ngân hàng làm sân sau cho doanh nghiệp.
Cơ quan tố tụng đã khởi tố tổng cộng 3 vụ án, 108 bị can, trong đó 23 bị can là lãnh đạo cấp vụ, cục, cán bộ các cơ quan thanh tra, kiểm toán, thanh tra giám sát ngân hàng và lãnh đạo thanh tra, ngân hàng một số địa phương.
Cụ thể, 23 bị can nêu trên gồm: 6 cán bộ Thanh tra Chính phủ, 12 cán bộ Ngân hàng Nhà nước, 1 vụ trưởng Văn phòng Chính phủ, 1 cán bộ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, 1 cán bộ Ủy ban Kiểm tra T.Ư, 1 Chánh thanh tra tỉnh Lâm Đồng, 1 Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM.
Đối với bà Trương Mỹ Lan và các bị can liên quan đến "hệ sinh thái" Vạn Thịnh Phát, vụ án mà Viện KSND tối cao truy tố mới là một trong số các vụ án đã bị khởi tố.
Trước đó, tháng 10.2022, Bộ Công an khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan. Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và 2 người khác bị bắt tạm giam để điều tra về tội danh trên.
Theo xác minh ban đầu, các bị can đã có hành vi gian dối, làm trái quy định của pháp luật, tạo lập 25 gói trái phiếu với tổng giá trị hơn 30.000 tỉ đồng để bán và huy động tiền; từ đó chiếm đoạt tiền của hơn 42.000 nhà đầu tư.
Xem nhanh 20h ngày 17.12: Bí ẩn những chuyến xe chở hơn 108.000 tỉ rời SCB
Nhận tiền rồi bưng bít sai phạm
Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và SCB là một trong 3 vụ án mà Ban Nội chính T.Ư đề cập. Trong đó, cơ quan tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 18 cựu cán bộ.
Những người này gồm ông Nguyễn Văn Hưng, Phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (TTGSNH) thuộc NHNN; ông Nguyễn Văn Du, cựu quyền Chánh thanh tra Cơ quan TTGSNH; ông Nguyễn Văn Dũng, cựu Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM.
Ngoài ra còn có bà Đỗ Thị Nhàn, Vụ trưởng Vụ 1 thuộc Cơ quan TTGSNH; 10 thanh tra viên thuộc đoàn thanh tra liên ngành tại SCB (gồm Cơ quan TTGSNH, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia); cùng hàng loạt cựu cán bộ thanh tra ngân hàng.
Cáo trạng cho thấy, năm 2017, khi tiến hành thanh tra tại SCB, đoàn thanh tra liên ngành gồm 18 thành viên đã phát hiện hàng loạt vi phạm của ngân hàng này. Để bưng bít, Chủ tịch Tập đoàn Trương Mỹ Lan trực tiếp gặp gỡ bà Đỗ Thị Nhàn (trưởng đoàn thanh tra), rồi chỉ đạo lãnh đạo SCB hối lộ bà Nhàn 5,2 triệu USD.
Không chỉ bà Nhàn, toàn bộ các thành viên còn lại của đoàn thanh tra đều nhận tiền từ SCB. Thậm chí, SCB còn chi cho ông Nguyễn Văn Hưng (người ký quyết định thanh tra), với số tiền 390.000 USD.
Thực trạng tài chính của SCB rất nghiêm trọng, lẽ ra phải đưa vào diện kiểm soát đặc biệt; chuyển cơ quan chức năng xem xét, xử lý. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền, nhiều cán bộ đoàn thanh tra đã cố tình bưng bít, bao che sai phạm.
Khi kết luận thanh tra được ban hành, rất nhiều nội dung đã bị bỏ ra ngoài, làm thay đổi hoàn toàn bản chất hoạt động tín dụng trái pháp luật và thực trạng tài chính của SCB. Cũng vì điều này, sai phạm của bà Trương Thị Mỹ Lan và đồng phạm không bị ngăn chặn kịp thời, dẫn tới hậu quả vô cùng lớn.
Xem nhanh 20h: Toàn cảnh quá trình bà Trương Mỹ Lan 'rút ruột' hơn 1 triệu tỉ đồng từ SCB
Trong số 18 cựu cán bộ bị truy tố, bà Đỗ Thị Nhàn là người duy nhất bị cáo buộc tội nhận hối lộ; 16 người, trong đó có ông Nguyễn Văn Hưng và 10 thành viên đoàn thanh tra, bị cáo buộc tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; ông Nguyễn Văn Du bị cáo buộc tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Riêng 7 người còn lại thuộc đoàn thanh tra liên ngành, mặc dù đều nhận tiền từ SCB nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.